Các doanh nghiệp bao bì nắm bắt cơ hội như thế nào khi dư địa tăng trưởng còn rất lớn?

Hiện nay, dư địa tăng trưởng của ngành bao bì Việt Nam trong thời gian tới được đánh giá là vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bao bì đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy, đầu tư vào trang thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây ra những thách thức về việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Vân đề này đã làm tăng thêm những khó khăn và áp lực đối số đông các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả các doanh nghiệp ngành bao bì.

Đứng trước những khó khăn, thách thức này, các doanh nghiệp bao bì cần tìm kiếm các phương án dự phòng, tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, cập nhật liên tục giá cả và xu hướng thị trường, quản trị tồn kho hợp lý, đa dạng thêm các nhà cung cấp và chủ động trong việc tự sản xuất nguyên liệu… 

Theo đánh giá, khảo sát, dư địa tăng trưởng của ngành bao bì Việt Nam trong thời gian tới còn rất lớn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhu cầu thị trường về sản xuất bao bì
Nhu cầu thị trường về bao bì còn rất rộng mở

Theo thống kê của Hiệp hội Giấy, Bột giấy Việt Nam (VPPA), giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021 có 8 nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp được đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 1,4 triệu tấn/năm.

Việc gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất từ phía các doanh nghiệp bao bì hiện không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, phục hồi kinh tế sau đại dịch, mà còn phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đón làn sóng đơn hàng khi rất nhiều thương hiệu cải tiến việc ra mắt sản phẩm của họ trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Xét về mặt trung và dài hạn có thể nói rằng: cơ hội tăng trưởng của ngành bao bì cũng đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số trên toàn cầu cũng như xu hướng tăng lên của tầng lớp trung lưu. Theo các nghiên cứu, dự đoán dân số toàn cầu sẽ đạt khoảng 9,2 tỷ người vào năm 2040. Tầng lớp trung lưu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 66% từ khoảng 3 tỷ người lên hơn 5 tỷ người trong 10 năm tới đây, với chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Đặc biệt, ngày nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng của người dân theo đó cũng sẽ ngày một gia tăng và kéo theo nhu cầu về đóng gói, bao bì sản phẩm.

Nguồn: Vietnam Report khảo sát các doanh nghiệp bao bì, tháng 11/2021
Nguồn: Vietnam Report khảo sát các doanh nghiệp bao bì, tháng 11/2021

Các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và đi vào hiệu lực cũng tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng, sử dụng nhiều bao bì như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến… Đây là điều kiện thuận lợi cho những bước phát triển của ngành bao bì Việt.

Không những vậy, hiện nay, nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới là rất lớn, nó sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì Việt Nam. Để nắm bắt được cơ hội và gặt hái thành tựu trong bối cảnh nền kinh tế có rất nhiều biến động như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một tư duy đổi mới kết hợp với các lựa chọn chiến lược đúng đắn.

Việc chủ động tiếp cận xu hướng, thay đổi tư duy nhận thức trong vận hành kinh doanh sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp vững vàng trước những diễn biến của thị trường, tạo cơ hội trở thành đơn vị dẫn đầu, đối tác quan trọng của khách hàng, các thương hiệu.

Nếu như trong năm 2020, doanh nghiệp lựa chọn phương án mở rộng thị trường, đẩy mạnh các hoạt động marketing thì năm 2021 gần 80% doanh nghiệp lại ưu tiên giải pháp tăng cường số hóa các hoạt động vận hành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai và áp dụng chuyển đổi số trong ngành công nghiệp bao bì còn hạn chế. Theo các khảo sát cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp bao bì đang trong giai đoạn thiết kế để chuyển đổi số. 

Với cách tiếp cận đúng đắn và lựa chọn trọng tâm, trọng điểm để thực hiện, năm 2022 các công ty bao bì hứa hẹn sẽ có thể nâng cao hiệu quả về chi phí, tăng trưởng và năng suất nhờ việc áp dụng thành công các giải pháp kỹ thuật số.

Trong bối cảnh hiện nay, có 5 giải pháp giúp các doanh nghiệp ngành bao bì hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn trong thời kỳ bình thường tiếp theo:

Một là tăng cường đầu tư công nghệ, số hóa các hoạt động vận hành của doanh nghiệp

Hai là tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, chuỗi cung ứng, 

Ba là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với chuyển đổi số

Bốn là mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing

Năm là thực hiện chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Với vị thế là đơn vị sản xuất bao bì PP hàng đầu Việt Nam, năm 2022 Thuận Đức tiếp tục cố gắng, nỗ lực để “căng buồm vượt trùng khơi”. Thuận Đức chuyển mình theo sự biến động của kinh tế thị trường, tăng cường đưa số hoá vào vận hành sản xuất, kinh doanh, chú trọng quản trị về tài chính, quản trị rủi ro, đào tạo nhân sự, mở rộng thị trường cung ứng và đặc biệt là đi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, hướng đến sự phát triển bền vững. Thuận Đức chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm bao bì PP như: bao bì nông sản, bao bì thức ăn chăn nuôi, bao bì phân bón, túi siêu thị, bao jumbo, vải PP không dệt,… Hiện nay, Thuận Đức là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, chúng tôi cam kết mang đến tay khách hàng những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh đảm bảo đúng phương châm “BAO BÌ LÀ PHẢI ĐẸP”.

Nguồn: bnews.vn

 

TIN NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *